Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất mới nhất 2023 tại HOMETALK

Thiết kế nội thất được coi là bước cuối cùng trong việc hoàn thiện một không gian sống trong mơ. Khi tiến hành thi công nội thất cho nhà ở, chung cư, biệt thự hay shophouse, mọi người thường lựa chọn một đơn vị nhận thầu để thiết kế bản vẽ chi tiết theo mong muốn gia chủ. Hợp đồng thiết kế nội thất đóng vai trò đặc biệt quan trọng thể hiện quyền lợi của gia chủ và nghĩa vụ của đơn vị thi công, chủ đầu tư. Đây chính là cơ sở pháp lý trước pháp luật để xử lý mọi tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Những điều cần chú ý trước khi ký hợp đồng thiết kế nội thất

ký hợp đồng thiết kế nội thất
Lưu ý khi ký hợp đồng thiết kế nội thất

Trước hết, Hometalk mong các bạn hiểu đúng về khái niệm thế nào là hợp đồng thiết kế nội thất? Hợp đồng thiết kế nội thất là những giấy tờ có giá trị pháp lý, liệt kê những công việc của các bên liên quan đến việc cung cấp vật tư, thiết kế và thi công nội thất. Hợp đồng thiết kế nội thất sẽ ghi chép lại tất cả thoả thuận, thống nhất giữa những yêu cầu, điều kiện của gia chủ và những cam kết của đơn vị thi công. 

Dưới đây, Hometalk đã liệt kê tất cả những điều bạn cần lưu ý trước khi ký hợp đồng thiết kế nội thất. 

Thông tin, nội dung, điều khoản hợp đồng

Trước khi bắt tay vào ký kết hợp đồng thiết kế nội thất, bạn cần thời gian để đọc, suy nghĩ và kiểm chứng tất cả những thông tin, điều khoản được ghi trên giấy tờ. Bạn nên cầm bản photo về nhà, đọc đi đọc lại nhiều lần trong khoảng vài ngày và yêu cầu chỉnh sửa nếu cần thiết. Bất kỳ một điều khoản nào cũng có thể gây bất lợi cho bạn nên hãy tỉnh táo và cẩn thận.   

Một hợp đồng thiết kế nội thất đảm bảo cần có đầy đủ những thông tin cơ bản dưới đây: 

  • Thông tin cá nhân của người đại diện các bên đại diện tham gia ký kết như: họ và tên, số điện thoại, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ, đại diện cho…..
  • Trách nhiệm của các bên liên quan trước, trong và sau khi thi công
  • Loại công trình thiết kế và thi công, Hiệu lực của hợp đồng, Phương thức thanh toán
  • Địa điểm và thời gian ký kết hợp đồng, Thời gian thi công
  • Đền bù thiệt hại đối với các vấn đề phát sinh như: hủy hợp đồng, tạm dừng hợp đồng, phá hợp đồng, vi phạm hợp đồng, bảo hành dự án công trình,..  

Thông số sản phẩm 

Trước khi ký hợp đồng thiết kế nội thất, gia chủ cần xem lại số lượng và các thông số đồ nội thất (chất liệu, chủng loại, thương hiệu, giá tiền,..) có đúng với những gì đã thỏa thuận với bên thi công hay không. Mọi thông số ghi trên hợp đồng và trên thực tế đều phải ăn khớp, hãy nói không với các cụm từ như “áng chừng”, “khoảng”, “mang máng là”,..

Hợp đồng bắt buộc phải có đầy đủ những thông tin/thông số ghi trên mỗi loại vật liệu, tên vật liệu, mã vật liệu, màu sắc, thương hiệu và đặc biệt là giá cả của nội thất. Ghi rõ hoặc bổ sung thêm hình ảnh của mỗi loại để tăng tính xác thực.

Hình thức thanh toán 

Mỗi hợp đồng thiết kế nội thất thường sẽ chia thành 3 đợt thanh toán riêng lẻ như sau: 

  • Đợt thứ nhất: Tạm ứng trước 50% tổng giá trị hợp đồng sau khi ký kết. 
  • Đợt thứ hai: Tiếp tục thanh toán thêm 40% tổng giá trị hợp đồng sau khi đơn vị nhà thầu thi công nội thất đưa sản phẩm lên công trình của bạn.  
  • Đợt thứ ba: Thanh toán nốt 10% giá trị hợp đồng còn lại. Đợt thanh toán thứ 3 này sẽ được tiến hành sau khi công trình đã hoàn thiện 100% về nội thất và được bàn giao lại cho gia chủ nghiệm thu, xem xét xem sản phẩm có đúng chất lượng hay không. 

Bạn tuyệt đối không được thanh toán 100% giá trị hợp đồng trong một lần trước khi nghiệm thu công trình. Dù bên đơn vị thi công nội thất có là doanh nghiệp nổi tiếng trong nước hay ngoài nước hoặc là bên quen biết thì bạn cũng không được mắc sai lầm này. 

Nếu thanh toán một lần, bạn rất dễ rơi vào hoàn cảnh chất lượng sản phẩm công trình không đạt chất lượng, không đúng với yêu cầu và thỏa thuận của bạn trong hợp đồng nhưng nhà thầu không chịu trách nhiệm, thậm chí là dừng thi công giữa chừng. 

Chế độ bảo hành sau khi thiết kế thi công nội thất

Chế độ bảo hành là một yếu tố bạn cần đặc biệt lưu tâm trong bản hợp đồng, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với sản phẩm của họ. Khi ký kết hợp đồng, bạn hãy hỏi rõ thời gian bảo hành sản phẩm là bao lâu? Nếu nội thất của bạn không đạt chất lượng như cam kết thì nhà thầu sẽ có hướng giải quyết như thế nào? 

Lưu ý: Để đảm bảo hợp đồng thiết kế nội thất có hiệu lực nhất, đại diện cho bên thi công phải là người thuộc công ty và nắm giữ chức vụ cao (giám đốc, trưởng phòng,..). Chữ ký trên hợp đồng phải chính xác, rõ ràng, đi kèm dấu đỏ đóng dấu giáp lai sau chữ ký. Các giấy tờ liên quan khác như bản thiết kế chi tiết chính thức, giấy phép xây dựng,..

Tham khảo:

Bảng báo giá thiết kế nội thất, chung cư, nhà phố

55+ Mẫu Thiết Kế Nội Thất Nhà Phố Ở Đẹp, Hiện Đại – Xu Hướng 2024

Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất mới nhất của HOMETALK

Với mỗi doanh nghiệp sẽ có những bản hợp đồng khác nhau. Tuy nhiên, về nội dung, chúng cơ bản giống nhau. Hometalk xin gợi ý cho bạn mẫu hợp đồng thiết kế nội thất mới nhất 2023. 

hợp đồng thiết kế nội thất

hợp đồng thiết kế nội thất
Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất

Bài viết trên đã giúp bạn biết về các thông tin cần có trong một bản hợp đồng thiết kế nội thất. Hy vọng kiến thức mà Hometalk chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng tổ ấm. 

Xem thêm các mẫu thiết kế nội thất:

1001+ mẫu thiết kế nội thất phòng khách đẹp, hiện đại 2024

10+ Mẫu thiết kế nội thất quán cafe siêu đẹp xu hướng 2024

101+ Mẫu thiết kế cửa hàng mỹ phẩm đẹp và lôi cuốn 2024

0946 30 8888
Liên hệ
Zalo
Facebook
.
.
.